Perionyx excavatus Perrier, 1872
Perionyx excavatus Perrier, 1872: Nouv. Arch. Mus. Hist. Nat. Paris, 8: p. 126.
Typ: Bảo tàng Pari, Pháp.
Nơi thu typ: Sài Gòn, Việt Nam.
Synonym: Perionyx gruenewaldi Michaelsen, 1891; Perionyx intermadius Beddard, 1892; Perionyx parvulus Stephenson, 1916.
Đặc điểm chẩn loại: Kích thước trung bình. Đai kín, chiếm 5 đốt, từ xiii – xvii. Môi kiểu epi. Lỗ lưng đầu tiên 4/5. Có 2 đôi lỗ nhận tinh ở 7/8/9. Có tơ giao phối ở lỗ đực. Dạ dày tiêu biến. Tim cuối xii.
Phân bố
- Việt Nam: YÊN BÁI: TP. Yên Bái (Đỗ, 1994); HÀ GIANG: H. Mèo Vạc; CAO BẰNG: H. Thạch An; LẠNG SƠN: H. Bình Gia (Lê, 1995); QUẢNG TRỊ: H. Hương Hóa; THỪA THIÊN HUẾ: TP. Huế (Nguyễn, 1994); ĐÀ NẴNG: H. Hòa Vang (Phạm, 1995); QUẢNG NGÃI: TP. Quảng Ngãi, H. Tư Nghĩa; BÌNH ĐỊNH; TP. Quy Nhơn; GIA LAI: TP. Pleiku; PHÚ YÊN: TT. Sông Cầu; KHÁNH HÒA: TP. Nha Trang; LÂM ĐỒNG: TP. Đà Lạt, H. Đơn Dương, H. Đức Trọng; BÌNH THUẬN: TP. Phan Thiết, H. Bắc Bình, H. Đức Linh (Huỳnh, 2005); CÀ MAU: Rừng U Minh; BẠC LIÊU (Thái, 1987); TP. HỒ CHÍ MINH (Perrier, 1872).
- Thế giới: Chúng có vùng phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giới như: Úc, Tasmani, New zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Cannada (Blakemore và ctv, 2006), Anh (Sims và Gerard, 1999), Samoan (James, 2000), Ấn Độ (Paliwal và Julka, 2005), Đài Loan (Blakemore và ctv, 2006b), Thái Lan (Gates, 1959), Myanmar (Gates, 1972), Malaysia, Indonesia, Philippineses, Madagascar (Blakemore, 2002), Campuchia (Bái và Nhượng, 1989),...